DỊCH VỤ THỪA KẾ - NHÀ ĐẤT THEO LUẬT DOANH NGHIỆP

Trong bối cảnh pháp luật và kinh doanh ngày càng phát triển tại Việt Nam, việc thừa kế tài sản nhà đất đang trở thành một vấn đề quan trọng đối với nhiều gia đình và doanh nghiệp. Nhằm hỗ trợ khách hàng xử lý các thủ tục pháp lý về thừa kế nhà đất theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Dân sự, AN TÂM ANM cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp và đồng bộ.

Lý do lựa chọn dịch vụ thừa kế - nhà đất của AN TÂM ANM

- Tư vấn chuyên sâu: 

+ Đội ngũ luật sư có kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực thừa kế tài sản và nhà đất.

+ Tư vấn cá nhân, gia đình hoặc doanh nghiệp nhằm đảm bảo quyền lợi hợp pháp.

- Hỗ trợ thủ tục pháp lý:

+ Chuẩn bị và xử lý hồ sơ thừa kế nhà đất.

+ Thay mặt khách hàng làm việc với cơ quan nhà nước.

- Tuân thủ quy định pháp luật:

+ Đảm bảo mọi giao dịch được thực hiện hợp pháp và minh bạch.

+ Đưa ra các giải pháp tôi ưu nhất trong việc phân chia tài sản.

Dịch vụ chính Tư vấn thừa kế tài sản nhà đất:

- Tư vấn để hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của các bên trong việc thừa kế tài sản nhà đất.

- Chuẩn bị hồ sơ và thủ tục: Bao gồm hợp đồng thừa kế, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, và các giấy tờ khác liên quan.

- Đại diện pháp lý: Thay mặt khách hàng tiến hành các giao dịch, giải quyết tranh chấp hoặc khiếu nại liên quan.

Lợi ích khi sử dụng dịch vụ tại AN TÂM ANM:

- Tiết kiệm thời gian và công sức.

- Giải quyết tranh chấp nhanh chóng, đảm bảo quyền lợi của khách hàng.

- Đảm bảo quy trình thực hiện đúng quy định pháp luật.

MỘT SỐ LƯU Ý VỀ DỊCH VỤ THỪA KẾ - NHÀ ĐẤT THEO LUẬT DOANH NGHIỆP:

1. Quy định của pháp luật về thừa kế và phân chia di sản thừa kế

Việc phân chia di sản thừa kế được điều chỉnh bởi nhiều ngành luật vì ngoài các quy định riêng về quyền thừa kế, quyền để lại di sản thừa kế thì còn có các quy định liên quan đến các di sản thừa kế, quyền hưởng các di sản thừa kế của các đối tượng đặc biệt. Cụ thể:

- Các quy định về Quyền để lại thừa kế như: Quyền để lại di sản thừa kế, quyền hưởng thừa kế, hàng thừa kế, thừa kế thế vị, các trường hợp không được nhận di sản thừa kế, về trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ do người chết để lại, về người quản lý di sản .. được quy định tại Pháp lệnh thừa kế năm 1990; Bộ luật dân sự các năm 1995; 2005 và Bộ luật dân sự hiện hành (năm 2015).

- Các quy định về di chúc như: Quyền lập di chúc, các điều kiện có hiệu lực của di chúc, các trường hợp được hưởng thừa kế mà không phụ thuộc vào nội dung của di chúc, di sản thừa kế là di được quy định tại Pháp lệnh thừa kế năm 1990; Bộ luật dân sự các năm 1995; 2005 và Bbộ luật dân sự hiện hành (năm 2015).

- Các quy định về quyền thừa kế đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được quy định tại Bộ luật Dân sự, Luật Đất đai

- Các quy định của pháp luật liên quan đến di sản thừa kế là các tài sản đặc biệt như cổ phần, cổ phiếu trong các doanh nghiệp, tiền gửi ngân hàng, tiền bảo hiểm nhân thọ, nhà đất.. được quy định trong các Văn bản pháp luật chuyên ngành như Luật Doanh nghiệp; luật Chứng khoán; Luật Đất đai, Luật Kinh doanh bảo hiểm…

- Các phong tục tập quán tốt đẹp được cộng đồng dân cư thừa nhận hoặc các Án lệ về thừa kế của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn các Toà án nghiên cứu, áp dụng trong xét xử.

Đặc biệt:

- Căn cứ Điều 58 Luật Công chứng 2014 thì việc khai nhận thừa kế được hiện trong 02 trường hợp: 

+ Người khai nhận là người duy nhất được hưởng di sản theo pháp luật; 

+ Hoặc người cùng được hưởng di sản theo pháp luật nhưng thỏa thuận không phân chia di sản đó. Người khai nhận thừa kế có thể là người được hưởng thừa kế theo di chúc hoặc thừa kế theo pháp luật. Trong đó, thừa kế theo pháp luật sẽ được áp dụng trong trường hợp quy định tại Điều 650, cụ thể như sau: 

+ Không có di chúc; 

+ Di chúc không hợp pháp;

+ Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản. 

Ngoài ra, thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây: 

+ Phần di sản không được định đoạt trong di chúc; 

+ Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật; 

+ Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

2. Quan niệm sai về khai nhận thừa kế 

Hiện nay tại Việt Nam vẫn có những quan niệm sai lầm phổ biến về khai nhận thừa kế như sau: 

- Chỉ cần văn bản thỏa thuận là đủ: Nhiều người cho rằng chỉ cần các bên liên quan thỏa thuận bằng văn bản (thậm chí bằng miệng) mà không cần công chứng hay chứng thực -> Pháp luật yêu cầu việc khai nhận di sản phải được công chứng mới đảm bảo tính pháp lý. 

-  Không cần sự đồng thuận của tất cả người thừa kế: Một số người tin rằng có thể khai nhận di sản dù thiếu sự đồng thuận của một hoặc vài người thừa kế -> Tất cả người thừa kế hợp pháp phải đồng thuận hoặc có ủy quyền hợp lệ. 

- Không phải nộp thuế khi nhận di sản: Nhiều người nhầm tưởng rằng việc nhận di sản không phải chịu thuế. -> Mặc dù có trường hợp được miễn thuế, nhưng người thừa kế vẫn phải tuân thủ nghĩa vụ thuế (nếu có). 

- Người thừa kế có quyền toàn quyền sử dụng tài sản sau khai nhận -> Điều này không hoàn toàn đúng, vì còn phụ thuộc vào di sản là gì cũng như việc chia thừa kế giữa các bên liên quan. 

- Một khi được hưởng thừa kế theo (di chúc hoặc theo pháp luật) thì mặc nhiên tài sản của người chết sẽ được chuyển quyền sở hữu sang cho người thừa kế mà không cần làm bất kỳ thủ tục gì. -> Điều này là sai, đặc biệt liên quan những tài sản do người chết để lại mà theo quy định phải đăng ký quyền sở hữu (như nhà đất, ô-tô, xe máy…) thì người được thừa kế phải thực hiện thủ tục pháp lý để được xác lập quyền tài sản của mình. 

3. Những rủi ro pháp lý khi không khai nhận thừa kế 

- Tranh chấp giữa những người thân trong gia đình: Không khai nhận đúng luật dễ phát sinh tranh chấp giữa các thành viên gia đình về quyền sở hữu tài sản, gây mất đoàn kết, anh chị em chia lìa… 

- Mất quyền sở hữu: Nếu không khai nhận di sản thừa kế đúng luật thì tài sản có thể bị cơ quan chức năng từ chối công nhận quyền sở hữu của người thừa kế.

- Không được cấp giấy tờ pháp lý: Việc không thực hiện đúng quy trình khai nhận di sản có thể dẫn đến việc không được cấp giấy tờ pháp lý, như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, giấy chứng nhận đăng ký xe… 

- Phạt hành chính: Bỏ qua khai báo hoặc khai không đúng có thể dẫn đến phạt hành chính… 

- Khó khăn khi chuyển nhượng hoặc sử dụng tài sản: Thiếu giấy tờ hợp lệ sẽ gây cản trở trong việc giao dịch, thế chấp hoặc chuyển nhượng tài sản thừa kế…

Hãy để lại mối lo ầu về pháp lý cho chúng tôi !

CÔNG TY TNHH THUẾ VÀ KẾ TOÁN AN TÂM ANM

Địa chỉ: 81/8 Đông Hưng Thuận 5, Phường Tân Hưng Thuận, Quận 12, Tp. HCM

Hotline: 0918 14 40 40 - 0918 75 41 41 

Email: ketoanantamanm@gmail.com


(*) Xem thêm

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng